Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
349 người đã bình chọn
1212 người đang online

Ngọc Lặc nhiều tiềm năng để phát triển du lịch

Đăng ngày 22 - 09 - 2017
100%

(VH&ĐS) Ngọc Lặc là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, trên địa bàn huyện có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích nổi tiếng như: Đền Trung Túc vương Lê Lai, hang Bàn Bù, Hồ Cống Khê, hang Cộng Sản, đền Chẹ, đền Mỹ Lâm… Đây chính là tiềm năng để du lịch phát triển.

Lễ hội Pôồn Pôông - nét văn hóa đặc sắc của người Mường Ngọc Lặc thu hút nhiều du khách muốn khám phá vùng đất này

Nhiều tiềm năng để phát triển du lịch

Trong những năm qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực vượt khó vươn lên của cán bộ, nhân dân huyện Ngọc Lặc đã có nhiều chuyển biến sâu sắc, nhất là trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng cơ sở nhằm phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH và cuộc sống của nhân dân. Ngọc Lặc được biết đến bởi những nét văn hóa đặc sắc của 4 dân tộc anh em. Ngoài những đặc trưng văn hóa hiện hữu ở trang phục, tiếng nói, nhà sàn, phong tục tập quán, nhân dân các dân tộc huyện Ngọc Lặc còn có nhiều loại hình nghệ thuật âm nhạc, diễn xướng dân gian, như: Đánh cồng chiêng, múa hát Pôồn Pôông, hát đúm, hát ru, sắc bùa; một số lễ tục của người Dao như: Lễ cấp sắc, lễ tả mạ, tết nhảy, lễ cúng Bàn Vương.

Bên cạnh đó, Ngọc Lặc còn là vùng đất có lịch sử lâu đời, nơi cư trú của con người thời đồ đá mới. Theo sách địa chí và địa danh viết ở thời Lê và thời Nguyễn cũng như những di chỉ khảo cổ được các nhà khảo cổ học người Pháp phát hiện từ những năm hai mươi của thế kỷ XIX đã chứng minh ở Ngọc Lặc có cộng đồng dân cư cư trú thời đại đá mới (thuộc văn hóa Hòa Bình) trong các hang động như: Hang Mộc Trạch, Lộc Thịnh I và Lộc Thịnh II. Ngọc Lặc còn có sông Cầu Chày, sông Âm, sông Hép chảy qua, nhiều dãy núi bao quanh tạo nên những vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú... Trên địa bàn huyện Ngọc Lặc có 7 di tích được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh và di tích đền Tép nằm trong quần thể Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh. Ngoài ra, thiên nhiên cũng ban tặng cho Ngọc Lặc những cảnh quan thiên nhiên như đồi Tô, suối Rùa, hang nàng Ả Còm (Thúy Sơn), Hồ Cống Khê, Vườn cò (Kiên Thọ).

Ngoài ra, hàng năm trên địa bàn huyện có hơn 100 lễ hội truyền thống được tổ chức, điển hình như: Lễ hội đền Tép (xã Kiên Thọ); đền Cọn (xã Cao Ngọc); đền Giếng (xã Mỹ Tân); đền Chẹ (xã Quang Trung), hang Bàn Bù, đền bà chúa Chầm, đền Lê Lâm, hang Cộng Sản... đã và đang thu hút ngày càng nhiều du khách thập phương.

Chú trọng phát triển ngành “công nghiệp không khói”

Điểm nhấn trong phát triển du lịch huyện Ngọc Lặc là chú trọng phát triển du lịch tâm linh. Đây là hướng đi mới trong phát triển du lịch ở Ngọc Lặc nhưng sẽ mang lại hiệu quả. Bởi ngoài đền Tép ở xã Kiên Thọ, hằng năm thu hút hàng vạn khách du lịch, Ngọc Lặc còn có Khu di tích lịch sử văn hóa hang Bàn Bù ở xã Ngọc Khê gồm khu vực núi, hang động, suối nước, các di tích Chùa Nán, đền thờ Mẫu Thoải, đền thờ Lê Lai, Lê Lợi, Nguyễn Trãi và các tướng sỹ nghĩa quân Lam Sơn. Đây là một quần thể di tích lịch sử văn hóa thắng cảnh nơi gắn với những sự kiện lịch sử dân tộc. Hiện nay, chùa Nán đã được xây dựng khang trang, không gian của chùa thoáng đãng tạo nên bức tranh hữu tình thu hút du khách du lịch thập phương khi về với Ngọc Lặc.

Trao đổi với chúng tôi về định hướng phát triển du lịch của huyện ông Lê Văn Tuấn - Chủ tịch UBND huyện Ngọc Lặc cho biết: Có thể nhận thấy rằng, du lịch tâm linh đang ngày càng phát triển, trở thành một loại hình du lịch quan trọng trong ngành công nghiệp không khói của tỉnh Thanh Hóa. Là vùng đất có khá nhiều các di tích, lịch sử văn hóa, đây chính là lợi thế giúp Ngọc Lặc khai thác loại hình du lịch này. Để du lịch tâm linh phát triển đúng hướng, mang lại những giá trị truyền thống, tinh thần, giá trị văn hoá lịch sử, bên cạnh việc bảo tồn và gìn giữ các giá trị cảnh quan nơi di sản, Ngọc Lặc đã và đang tích cực  đầu tư để tạo ra sự đồng bộ, đặc biệt Khu di tích lịch sử văn hóa hang Bàn Bù ở xã Ngọc Khê.

Bên cạnh đó, huyện đang có lộ trình đầu tư xây dựng Hồ Cống Khê trở thành nơi vui chơi, giải trí. Huyện đã và đang  huy động mọi nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch trong đó ưu tiên đầu tư, phấn đấu xây dựng thị trấn Ngọc Lặc trở thành đô thị miền Tây xứ Thanh; tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù của huyện, hình thành và khai thác hiệu quả tour, tuyến du lịch phục vụ khách, đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư, thông tin quảng bá và liên kết hợp tác phát triển du lịch.

<

Tin mới nhất

Lễ kết nghĩa giữa Chi đoàn Cơ quan chính quyền huyện với Đoàn xã Vân Am (26/03/2024 9:43 SA)

Huyện Ngọc Lặc, tham gia Liên hoan văn nghệ dân gian - Phiên chợ vùng cao năm 2024, dành nhiều...(25/03/2024 9:32 SA)

Huyện đoàn Ngọc Lặc tổ chức Hội thao cầu lông, bóng bàn thanh niên mở rộng năm 2024(23/03/2024 9:14 SA)

Trường THCS Kiên Thọ chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục(18/03/2024 9:30 SA)

Xã Ngọc Sơn tổ chức Lễ phát động toàn dân luyện tập thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại gắn với...(18/03/2024 9:26 SA)

Tuyên truyền, thực hành, trải nghiệm PCCC và CNCH tại Trường Mầm non thị trấn Ngọc Lặc(15/03/2024 9:07 SA)

Ngọc Lặc nỗ lực xây dựng trường đạt chuẩn trong chiến lược phát triển giáo dục(13/03/2024 4:46 CH)

UBND xã Đồng Thịnh tổ chức Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2024(13/03/2024 4:17 CH)

°