Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
361 người đã bình chọn
1179 người đang online

Lễ hội Văn hoá - du lịch Bàn Bù năm 2018

Đăng ngày 07 - 03 - 2018
100%

Sáng ngày 6/3/2018, tức ngày 19 tháng giêng Mậu Tuất. Tại hang Bàn Bù xã Ngọc Khê, huyện Ngọc Lặc tổ chức Lễ hội văn hóa - du lịch Bàn Bù gắn với Lễ hội Rước nước truyền thống xuân Mậu Tuất năm 2018. Tham dự tại Lễ hội về phía tỉnh có các đồng chí: Vương Thị Hải Yến - Phó Giám đốc sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hoá và đại diện một số phòng ban của sở; Lãnh đạo Thành uỷ thành phố Thanh Hoá; Lãnh đạo các huyện bạn; Chủ trì Thích Trúc Thông Tánh. Về phía huyện Ngọc Lặc có các đồng chí: Ngô Tiến Ngọc- Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy; Bùi huy Toàn- Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; Lê Văn Tuấn- Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Huyện uỷ, các Phó Chủ tịch HĐND – UBND, Ủy ban MTTQ, lãnh đạo các cơ quan đơn vị, các ban ngành đoàn thể, các xã, thị trấn, bà con bản hội, du khách thập phương đã về thăm quan, du lịch, vãn cảnh chùa và cùng tham dự Lễ hội.

Đ/c Ngô Tiến Ngọc- Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy đánh trống khai hội

Di tích lịch sử văn hóa thắng cảnh Hang Bàn Bù bao gồm khu vực núi, hang động, suối nước, các di tích chùa Nán, Đền thờ Mẫu Thoải, Đền thờ Lê Lai, Lê Lợi, Nguyễn Trãi và các tướng sỹ Nghĩa quân Lam Sơn. Đây là một quần thể di tích lịch sử văn hóa thắng cảnh có giá trị, là nơi lưu dấu sự kiện lịch sử và hội tụ phong cảnh thiên nhiên huyền ảo, kỳ vĩ. Hang Bàn Bù được thiên nhiên ban tặng cho vẻ đẹp mê hồn với những nhũ đá kỳ thú, là một trong những hang động kỳ vĩ, nguyên sơ ở vùng rừng núi phía Tây Thanh Hóa. Hang Bàn Bù, một hang động kỳ vĩ ẩn mình trong dãy núi Than, được thiên nhiên ưu đãi cho những cảnh đẹp huyền bí, với chiều dài của hang trên 6km với 1 cửa vào và 2 cửa ra. Trong lòng hang có nhiều động đẹp, huyền ảo như Ruộng Vua, Ao Vua, hang Bụt, thác Bạc, thác Vàng, động tiên, cung cấm...Đặc biệt, trong lòng hang động với nhiều ngõ ngách luôn có dòng nước trong lành tuôn chảy suốt ngày đêm tạo thành nhiều mặt hồ soi bóng vô vàn nhũ đá lung linh chạy dài theo hang động. Hang Bàn Bù còn biết tới là nơi tập hợp nuôi dưỡng nghĩa quân Lam Sơn, suối Bàn Bù là phòng tuyến bên ngoài giúp nghĩa quân Lam Sơn nhiều lần đánh thắng quân Minh.

Đ/c Lê Văn Tuấn- Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện khai mạc lễ hội

Chùa Nán thờ thích ca Mâu ni, theo thiền phái Trúc Lâm, Chùa đã có từ xưa, trước năm 1420, giặc Minh xâm lược đã tàn phá Chùa, Nhân dân đã phải sơ tán vào hang Bàn Bù lập bàn thờ thần nước và thờ Phật. Sau khi chiến thắng quân Minh, Nhân dân xây dựng lại Chùa để làm nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng. Theo Đại Việt thông sử, thì Lê Lợi đem quân mai phục và tiêu diệt hàng trăm tên địch, phá tan ý định tiến quân lên Miền Tây Thanh Hóa và sang nước bạn Lào. Sau khi thắng quân Minh. Lê Thái tổ sắc phong cho Nhân dân làng Ngán. Bản dịch sắc phong: "Sắc cho xã Ngọc Khê, Châu Ngọc, tỉnh Thanh Hóa phụng thờ Tĩnh Quang Ngọc Giám Thủy Lôi Lưu Thanh THủy Thần. Nỗi niềm nghiệm thấy linh thiêng ứng nghiệm. Tới nay vừa đúng Vua tứ tuần (40 tuổi) làm lễ khánh tiết Trẫm ban chiếu báo ơn sâu lễ rộng thăng lên một bậc, lại gia phong thêm Dực bảo Trung hưng linh phù tôn thần. Cho phép phụng thờ thần để thần giúp dân ta". Ngày 25 tháng 7 Khải Định thứ 9 (1925)". Để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn, hàng năm Nhân dân trong làng thường tổ chức ăn mừng chiến thắng và lễ hội rước nước vào 2 ngày 19 và 20 tháng giêng. Sau nghi lễ tế thần linh, đoàn rước nước gồm 9 cô gái và 9 chàng trai vác ống lấy nước từ trong hang đem ra tế thần linh và các bậc tiền nhân, Một nghi lễ quan trọng cầu mong Quốc thái Dân an, mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu. Phần hội thường có: Nghĩa quân Lam sơn tập trận, múa võ, múa rồng, múa lân, đấu vật, ném còn và trò chơi dân gian khác được tái hiện theo nguyên bản triều Lê.

Ngay sau lễ Rước nước các quý vị đại biểu của du khách và bà con bản hội đã được thưởng thức màn tái hiện lịch sử đấu tranh hào hùng đầy hy sinh gian khổ của nghĩa quân Lam Sơn và cha ông ta qua phần biểu diễn võ thuật Vovinam và cùng thưởng thức  trò diễn Pồn pông với các trò chơi trò diễn độc đáo, thể hiện sinh động và đầy đủ nhất đời sống sinh hoạt của người Mường, năm 2017 trò diễn pôn pông đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia; cùng với đó là những lời chúc mừng nhiều ý nghĩa mang nét đẹp văn hoá độc đáo của người Mường do đội Phường Chúc biểu diễn. Kết thúc lễ hội các đại biểu cùng thắp hương nơi điện chính và cùng với bà con nhân dân, du khách gần xa cùng thăm quan, vãn cảnh chùa và thăm thú kỳ tích hang động độc đáo của Linh sơn Bàn Bù Thiền Tự, dự kiến lễ hội sẽ kéo dài trong khoảng 3 ngày với nhiều trò chơi, trò diễn và các hoạt động văn hoá thể thao du lịch, thu hút rất đông du khách mọi nơi về tham dự.

Lê Rước nước

Lễ Rước nước biểu hiện một mối quan hệ mật thiết, hữu cơ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của cả cộng đồng lớn, bao hàm được những yếu tố: Linh khí, hồn thiêng sông núi, tâm thức dân gian về cội nguồn đất nước, dân tộc theo đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.

<

Tin mới nhất

Kinh nghiệm xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp ở xã miền núi(16/04/2024 9:20 SA)

Ngọc Lặc xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong XDNTM(16/04/2024 9:17 SA)

Bí thư Huyện ủy Phạm Tiến Dũng kiểm tra việc tổ chức triển khai thực hiện phong trào “Ngày chủ...(16/04/2024 9:14 SA)

Đồng chí Bùi Huy Toàn, Chủ tịch UBND huyện đi kiểm tra phong trào ngày Chủ nhật sạch(16/04/2024 9:08 SA)

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Phạm Văn Thiết kiểm tra kết quả thực hiện phong trào...(16/04/2024 9:04 SA)

Hấp dẫn Hội thi an toàn giao thông tại trường mầm non Vân Am(15/04/2024 9:00 SA)

LĐLĐ huyện Ngọc Lặc chăm lo nâng cao đời sống cho đoàn viên, người lao động(14/04/2024 10:57 SA)

Tuyên truyền nâng cao nhận thức, khả năng tiếp cận pháp luật cho cán bộ, công chức và bà con Nhân...(11/04/2024 10:48 SA)

°