Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
361 người đã bình chọn
588 người đang online

Những giải pháp thực hiện phát triển nông nghiệp Ngọc Lặc nhằm thoát nghèo bền vững góp phát triển kinh tế- xã hội

Đăng ngày 29 - 12 - 2020
100%

Ngành nông nghiệp huyện nhà trong những năm qua tuy đạt được nhiều kết quả, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của một huyện miền núi thấp đó là: Nông nghiệp Phát triển chưa thực sự bền vững, việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, tích tụ, tập trung đất đai, liên kết sản xuất chưa nhiều; chưa hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có hiệu quả; sản phẩm làm ra khó khăn trong quá trình tiêu thụ do sản xuất manh mún, không tập trung và chưa có doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm...các hộ nghèo, cận nghèo thiếu đất và vốn để đầu tư sản xuất. Vấn đề thực hiện chính sách giảm nghèo cụ thể như dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, một bộ phận người dân còn tình trạng trông chờ vào nhà nước, không muốn bỏ vốn thêm, khi được thụ hưởng chính sách không tập trung đầu tư sản xuất để phát triển kinh tế thoát nghèo. Năng lực, kinh nghiệm quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý của chương trình ở địa phương chưa đồng đều, hạn chế đến hiệu quả công tác tham mưu cho các cấp chính quyền.

Từ thực tế trên, đồng chí Phan Thị Hà, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện đề xuất một số giải pháp thực hiện trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 như sau:

Các địa tương từng bước thay đổi phương thức tổ chức sản xuất để xây dựng và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo hình thức trang trại, gia trại, vùng sản xuất lớn, ứng dụng công nghệ cao, gắn kết chặt chẽ từ phát triển vùng nguyên liệu tập trung đến chế biến, bảo quản tại chỗ gắn với thị trường tiêu thụ. Mở rộng quy mô và đa dạng hóa các phương thức sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế từng vùng đối với các sản phẩm có thế mạnh như: Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển kinh tế rừng và phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả. Đổi mới căn bản hình thức tổ chức sản xuất theo hướng chuỗi giá  trị, hình thành các HTX, tổ hợp tác, liên kết chuỗi trong sản xuất, tích tụ đất đai để sản xuất quy mô lớn.Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, lâm nghiệp, sản phẩm cây ăn quả; giảm tỷ trọng các sản phẩm khó có khả năng tạo đột phá như mía, sắn... Đảm bảo khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế và bảo vệ môi trường.

Đối với cây tồng: Lúa, ngô trên cơ sở diện tích sản xuất các xã, thị trấn rà soát, đánh giá cụ thể diện tích gieo cấy kém hiệu quả do không đảm bảo nguồn nước xây dựng kế hoạch chuyển đổi sang trồng cây trồng khác;  hình thành các vùng sản xuất tập trung tạo điều kiện cho các HTX, doanh nghiệp thực hiện hợp đồng  liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm; đối với cây ngô định hướng phát triển trên các đất bãi, đất ruộng 1 vụ không gieo cấy vụ xuân chuyển đổi sang trồng ngô sinh khối cung cấp nguyên liệu cho công ty TH-True milk; Vinamilk;…nhằm tăng giá trị sản xuất/ha đất trồng trọt. Các cây nguyên liệu sắn, mía: các xã tập trung rà soát, đánh giá diện tích cụ thể trên địa bàn đề định hướng cho bà con không mở ruộng diện tích, tập trung đầu tư thâm canh áp dụng cơ giới hóa, bộ giống mới vào sản xuất theo phương châm tăng năng xuất và chất lượng nhằm tăng giá trị và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Các cây rau màu có giá trị: Sắn dây; củ từ; hành chăm; rau an toàn (bí bao từ);…căn cứ vào đặc điểm lợi thế sản xuất của từng vùng, các xã tập trung định hướng phát triển ổn định theo hướng tăng năng suất, chấn lượng gắn với tiêu thu sản phẩm ổn định cho bà con nông dân. Các cây ăn quả lợi thế trên địa bàn huyện: như cây dứa các xã trong vùng (Cao Thịnh; Ngọc Trung; Lam Sơn; Lộc Thịnh;…) tập trung định hướng, hướng dẫn cho bà con sản xuất theo hướng tăng năng xuất, chất lượng sản phẩm để làm cơ sở tạo điều kiện cho các nhà máy chế biến liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Ngoài các loại cây ăn quả trên các xã, thị trấn tập trung tiến hành rà soát hiện trạng đất, từng loại cây trồng phù hợp để địch hướng cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tham gia sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thu sản phẩm. Tậptrung thực hiện có hiệu quả phát triển trồng rừng gỗ lớn, thực hiện tốt việc trồngrừng thay thế bằng các giống cây lâm nghiệp như keo nuôi cấy mô, keo tai tượnglai Úc...

Đối với chăn nuôi: Lựa chọn đối tượng vật nuôi đáp ứng nhu cầu thị trường và phát triển theo hướng trang trại, gia trại của các HTX, tổ hợp tác trên sở vận động các hộ gia đình tham gia cùng góp đất, góp vốn sản xuất tập trung gắn với tiêu thụ sản phẩm. 

Trên cơ sở kế hoạch giao hàng năm các xã tiến hành rà soát vận động bà con góp đất, cho thuê đất tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư, phát triển nông nghiệp quy mô lớn ứng dụng công nghệ cao như: sản xuất lúa, ngô thương phẩm; chăn nuôi; trồng cây ăn quả ; trồng rừng gắn với tiêu thụ sản phẩm. Làm sơ sở tạo ổn định công ăn việc làm cho bà con khi có đất, có nhân công mà không có vốn đầu tư, thị trường tiêu thụ sản phẩm,...

Sử dụng các nguồn vốn chính sách, cơ chế hỗ trợ từ Trung ương, tỉnh  đến huyện trong phát triển nông nghiệp nhằm tạo động lực khuyến khích tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tham gia sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các xã, thị trấn cần tập trung triển khai, tuyên truyền vận động người dân tham gia sản xuất nhằm hướng tới nền nông nghiệp sản xuất an toàn, bền vững nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích. 

Để thực hiện các nội dung trên liên quan đến rất nhiều ngành, phòng, nhiều cơ quan đơn vị và tổ chức thực hiện ở địa phương, đặc biệt là UBND các xã. Do vậy, trong những năm tới ngành nông nghiệp huyện sẽ chủ động hơn trong tham mưu cho Huyện ủy - UBND huyện chỉ đạo phát triển nông nghiệp đạt  hiệu quả cao nhất. Đề nghị UBND các xã, các ngành, MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội cần tăng cường hơn nữa trong công tác phối kết hợp triển khai thực hiện các chương trình phát triển nông nghiệp nhằm thoát nghèo bền vững góp phần thực hiện phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn huyện phấn đấu đến năm 2025 huyệnđạt chuẩn nông thôn mới.

<

Tin mới nhất

Thường trực Huyện uỷ làm việc với các đơn vị, địa phương đánh giá về tình hình thực hiện việc sử...(16/04/2024 9:11 SA)

Tập huấn về sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả trên cây mía thâm canh và...(15/04/2024 8:56 SA)

Thường trực Huyện ủy làm việc về tình hình thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên...(14/04/2024 8:53 SA)

Ngọc Lặc đầu tư nâng cấp hệ thống hồ, đập phục vụ sản xuất nông nghiệp(14/04/2024 11:00 SA)

Huyện Ngọc Lặc: Tập huấn, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật diệt chuột(07/04/2024 10:50 SA)

Làm giàu từ mô hình nuôi vịt(05/04/2024 9:48 SA)

Huyện Ngọc Lặc tập trung phòng trừ sâu bệnh hại lúa và cây trồng vụ Xuân năm 2024(03/04/2024 8:53 SA)

Ngọc Lặc khai thác hiệu quả quỹ đất nông nghiệp(01/04/2024 10:32 SA)

°