Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
361 người đã bình chọn
651 người đang online

Hội nghị trực tuyến với 27 điểm cầu huyện, thị, thành phố về tình hình dịch bệnh do virus Corona gây ra và bệnh Cúm gia cầm A/H5N6.

Đăng ngày 17 - 02 - 2020
100%

Ngày 15/02/2020, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến với 27 điểm cầu các huyện, thị, thành phố để nghe báo cáo đánh giá tình hình và triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, bệnh Cúm gia cầm A/H5N6 và các loại dịch bệnh động vật khác trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Nguyễn Đình Xứng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Các đại biểu tham dự tại điểm cầu huyện Ngọc Lặc

Tại điểm cầu huyện Ngọc Lặc có đồng chí Lê Văn Tuấn, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, các đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện và các đồng chí trong Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona gây ra trên địa bàn huyện và BCĐ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và các bệnh lây từ động vật sang người huyện.

Tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo Sở Y tế đã báo cáo tình hình phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19). Theo đó, tính đến ngày 15/02/2020, tỉnh Thanh Hóa có 01 trường hợp nhiễm Covid-19 (đã điều trị khỏi và xuất viện ngày 03/2/2020); 05 bệnh nhân và người đi từ vùng dịch về đang được cách ly, theo dõi tại bệnh viện; 2.365 người lao động Việt Nam từ Trung Quốc về được cách ly tại gia đình; 888 người Trung Quốc được cách ly tại doanh nghiệp. 

Về tình hình dịch bệnh động vật theo báo cáo tóm tắt của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến 14h chiều ngày 14/02/2020, bệnh cúm gia cầm A/H5N6 đã xảy ra tại 25 hộ chăn nuôi, 10 thôn, 7 xã, 5 huyện: Nông Cống, Quảng Xương, Vĩnh Lộc, Như Xuân và thành phố Thanh Hóa, buộc phải tiêu hủy 37.297 con gia cầm.

Phát biểu thảo luận tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo các địa phương đều thể hiện quyết tâm, quyết liệt trong công tác phòng, chống các dịch bệnh. Một số lãnh đạo địa phương  đã đưa ra những giải pháp và kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch bệnh; đồng thời đề xuất những khó khăn trong công tác chỉ đạo, điều hành như: việc tìm nguồn mua hóa chất, dụng cụ cho việc tiêu độc, khử trùng gặp khó khăn; trang bị quần áo bảo hộ và khẩu trang y tế khan hiếm... Các đại biểu cũng thảo luận về những vấn đề tác động, ảnh hưởng của dịch bệnh đối với kinh tế, giáo dục, văn hóa - xã hội trên địa bàn tỉnh và đưa ra giải pháp khắc phục. 

Phát biểu kết luận tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Đình Xứng - Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tổ chức các cuộc họp, giao ban thường xuyên bàn giải pháp phòng chống dịch bệnh nghiêm trọng này, đồng thời đồng chí yêu cầu người đứng đầu các đơn vị phải trực tiếp chỉ đạo các công tác phòng, chống dịch bệnh theo tinh thần đúng như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc:"Chống dịch như chống giặc". Thanh Hóa là 1 trong 4 tỉnh công bố dịch COVID-19 trong cả nước, song, với sự chỉ đạo quyết liệt, tinh thần đề cao, cảnh giác phòng chống dịch, ca nhiễm bệnh đầu tiên đã chữa khỏi và xuất viện, nhân đây, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh biểu dương cá nhân, tập thể của huyện Yên Định, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Sở Y tế đã thành công trong công tác chỉ đạo điều trị và giám sát, cách ly ca bệnh này.

Về công tác phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona gây ra, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu tất cả các địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp với mục tiêu: không để dịch lây lan thứ phát trên địa bàn tỉnh. Giao Sở Y tế làm tốt công tác truyền thông từ tỉnh tới xã, tuyên truyền đúng cách về công tác tiêu độc khử trùng, vệ sinh cá nhân, luôn sẵn sàng ứng phó với tinh thần "bình tĩnh, chủ động để xử lý". Cần giám sát chặt chẽ các nguồn lây, từng người dân có trách nhiệm giám sát, thông báo với chính quyền địa phương, đồng thời yêu cầu cấp xã nắm bắt chặt mọi diễn biến tình hình trong xã, nếu xảy ra vấn đề lây lan dịch bệnh rộng, Chủ tịch xã đó phải chịu trách nhiệm. Yêu cầu Sở Y tế, Công an tỉnh phối hợp với các đơn vị chức năng và UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, rà soát nắm chắc các đối tượng thuộc diện phải cách ly theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế và UBND tỉnh để tổ chức cách ly bắt buộc ngay nhằm ngăn chặn nguồn lây dịch bệnh do virus Corona. Về tiêu độc, khử trùng tại các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là trường học phải có hướng dẫn cụ thể, đúng cách. Về các biện pháp hạn chế tiếp xúc, thực hiện đúng chỉ đạo của Trung ương "tạm dừng tất cả các lễ hội"; đối với giáo dục, thực hiện đúng chỉ đạo cho học sinh nghỉ hết tháng 02/2020, đồng thời Sở Giáo dục và Đào tạo phải có hướng dẫn chi tiết về các vấn đề tự học tại nhà cho học sinh; chuẩn bị kỹ công tác trước khi cho học sinh quay trở lại trường. Các huyện phải xây dựng phương án 4 tại chỗ, giao Sở Y tế kiểm tra công tác chuẩn bị tại các địa phương. Các Sở, ngành xây dựng phương án về tác động của dịch bệnh đối với kinh tế - xã hội và giải pháp thực hiện đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Về công tác phòng chống dịch H5N6, đồng chí nhấn mạnh, diễn biến dịch bệnh nhanh, do vậy yêu cầu các địa phương cần nêu cao tinh thần cảnh giác, giám sát chặt chẽ. Đồng chí lưu ý những nguyên nhân khiến dịch lan rộng, nhanh trên địa bàn tỉnh; đồng thời gợi mở các giải pháp: phát hiện, giám sát dịch, không giấu dịch; tổ chức tiêm phòng trên đàn gia súc, gia cầm, yêu cầu trong 5 ngày tới phải thực hiện xong công tác tiêm phòng trên toàn tỉnh; tăng cường xử dụng vôi bột để tiêu độc, khử trùng; tăng cường công tác giám sát của cá nhân, tập thể.

Về tình hình diễn biến dịch tả lợn Châu Phi, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh biểu dương một số địa phương chủ động, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch; bên cạnh đó lưu ý 11 huyện chưa quyết liệt trong công tác xử lý dịch bệnh. Mục tiêu đặt ra, đến hết tháng 2/2020 không để phát sinh dịch mới và hết tháng 3/2020 công bố hết dịch. Thực hiện nghiêm Chỉ thị của UBND tỉnh, yêu cầu tập trung cho công tác tái đàn, đảm bảo đủ điều kiện mới cho tái đàn; tăng cường công tác tiêu độc khử trùng. Yêu cầu Sở Y tế, các địa phương cần tăng cường trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch, siết chặt kỷ cương, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Ngay sau kết luận của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Lê Văn Tuấn, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh một số nội dung đó là: huyện Ngọc Lặc sẽ có văn bản chỉ đạo yêu cầu các xã, thị trấn tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh trên gia cầm, nếu xã nào để xảy ra dịch bệnh thì Chủ tịch UBND xã phải chịu trách nhiệm. Làm tốt công tác giám sát, tiêu độc khử trùng. Yêu cầu Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp sớm có vắcxin để tổ chức tiêm phòng nhanh trong tuần sau và có giải pháp tiêm phòng triệt để đối với các loại gia cầm. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các loại gia cầm ở nơi khác về để tránh nguồn bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào huyện.Làm tốt công tác vệ sinh thú y và tiêu độc khử trùng tại các cơ sở giết mổ gia cầm và các chợ. Đối với bệnh COVID-19, tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp và tăng cường giám sát những đối tượng mới từ Trung Quốc và vùng bệnh về từ ngày mùng 9 âm kể cả không có dấu hiệu bị bệnh vẫn giám sát chặt chẽ đề phòng triệt để tránh nguy cơ lây lan. Lập dự toán để mua dự phòng vôi bột, khẩu trang y tế, Cloramin B, nước rửa tay khô để chuẩn bị sẵn sàng nếu có dịch.

<

Tin mới nhất

Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh triển khai các nhiệm vụ cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19...(03/08/2021 8:08 SA)

Công điện của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá: Tạm dừng tiếp nhận công dân về từ vùng có dịch...(02/08/2021 8:47 SA)

Những nội dung mới trong phòng, chống dịch COVID-19(22/07/2021 8:39 CH)

Thanh Hóa phát thông báo khẩn tìm người trên chuyến bay VN210 và VJ140(22/07/2021 8:37 CH)

Công điện về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh trước...(22/07/2021 8:36 CH)

Hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19(22/07/2021 8:09 CH)

Đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra công tác phòng, chống dịch...(14/07/2021 11:34 SA)

Phòng, chống dịch COVID-19 cần lắm ý thức của người dân(21/05/2021 4:01 CH)

°