Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
361 người đã bình chọn
570 người đang online

Huyện Ngọc Lặc quan tâm đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Đăng ngày 18 - 02 - 2020
100%

Trong những năm qua, huyện Ngọc Lặc đã tích cực triển khai đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, góp phần thay đổi tập quán sản xuất nông nghiệp cho người dân, tăng thu nhập từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện.

Các học viên nhận chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo ngắn hạn nghề trồng rau an toàn cho lao động nông thôn tại xã Ngọc Sơn.

Nhằm đáp ứng nhu cầu học nghề của người dân, huyện Ngọc Lặc đã phối hợp với Trường Đại học Hồng Đức tổ chức khóa đào tạo ngắn hạn nghề trồng rau an toàn cho 40 lao động nông thôn của xã Ngọc Sơn. Sau 3 tháng đào tạo, các học viên đã được các giảng viên của Trung tâm ứng dụng khoa học - kỹ thuật (Trường Đại học Hồng Đức) truyền đạt các chuyên đề giới thiệu về cây rau, cung cấp kiến thức về đặc điểm thực vật học, quá trình sinh trưởng, phát triển của cây rau, khái niệm chung về rau an toàn để học viên nắm được các nguồn giống, phân loại giống, kỹ thuật xử lý giống, hướng dẫn sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP. Đây là những khóa học trang bị cho người dân các kiến thức và thực hành kỹ năng nghề, phương pháp làm đất, kỹ thuật xuống giống, bón phân, kỹ thuật chăm sóc cây rau, bón thúc, tưới tiêu nước, vun xới, làm cỏ đối với cây rau; hướng dẫn cách điều tra sâu bệnh hại, đặc điểm nhận biết, đặc tính sinh sống, gây hại và biện pháp phòng trừ các loại dịch hại; phương pháp phân loại và bảo quản rau thương phẩm sau khi thu hoạch. Chị Phạm Thị Yên, thôn Điền Sơn, xã Ngọc Sơn tham gia khóa đào tạo ngắn hạn nghề trồng rau an toàn cho lao động nông thôn, cho biết: Khi chưa qua lớp đào tạo, người dân chúng tôi cứ bón phân theo thói quen, kinh nghiệm nên vừa tốn kém lại không hiệu quả... Đến khi tham gia lớp học, chúng tôi đã được dạy cách bón phân đúng, đủ... Nhờ vậy, cây rau phát triển nhanh, đỡ công chăm sóc và giảm chi phí. Lớp dạy nghề trồng rau an toàn đã đáp ứng được nhu cầu học và làm nghề của đông đảo người dân trong xã. Sau khi được dạy nghề, nắm bắt được kỹ thuật trồng rau an toàn chúng tôi sẽ truyền nghề cho những người dân khác, góp phần phát triển nghề trồng rau trên địa bàn xã, cung cấp rau an toàn cho nhân dân tại địa phương và các vùng lân cận.

Sau khi học nghề, người dân xã Ngọc Sơn đã bước đầu áp dụng được kiến thức mới vào sản xuất; từ đó, nâng cao chất lượng lao động nông nghiệp, nông thôn, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Ông Phạm Văn Đồng, Chủ tịch UBND xã Ngọc Sơn, cho biết: Hiện địa phương đang tiếp tục tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vai trò của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, tạo việc làm, nâng cao thu nhập để người lao động nông thôn biết và tích cực tham gia học nghề. Đồng thời, hỗ trợ cho người dân vay vốn xây dựng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như chất lượng đào tạo nghề. Ưu tiên đào tạo những ngành nghề có điều kiện tiếp cận kỹ thuật công nghệ mới, công nghệ cao vào sản xuất.

Triển khai đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, huyện Ngọc Lặc đã tổ chức rà soát, xác định lại nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn. Đổi mới chương trình, nội dung đào tạo nghề phù hợp, linh hoạt, tăng thời gian thực hành, giảm lý thuyết và thực hiện tại nơi sản xuất. Nhờ vậy, từ năm 2009 đến hết năm 2019, toàn huyện Ngọc Lặc đã phối hợp tổ chức được 27 lớp đào tạo nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ thương mại cho 1.034 lao động. Trong đó, có 9 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, 18 lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Ngọc Lặc vẫn còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Lao động nông thôn lớn tuổi, nhất là đồng bào các dân tộc, người nghèo phần lớn là trụ cột gia đình nên khó khăn trong việc sắp xếp thời gian tham gia các khóa đào tạo nghề. Chương trình đào tạo mới chỉ bó hẹp ở mức độ phổ biến kiến thức; việc giới thiệu các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong nông nghiệp còn thuần túy. Kiến thức sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản còn hạn chế. Số lượng người được đào tạo nghề chưa nhiều. Kinh phí hỗ trợ cho hoạt động đào tạo nghề còn hạn chế so với tình hình thực tế.

<

Tin mới nhất

Kinh nghiệm xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp ở xã miền núi(16/04/2024 9:20 SA)

Ngọc Lặc xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong XDNTM(16/04/2024 9:17 SA)

Bí thư Huyện ủy Phạm Tiến Dũng kiểm tra việc tổ chức triển khai thực hiện phong trào “Ngày chủ...(16/04/2024 9:14 SA)

Đồng chí Bùi Huy Toàn, Chủ tịch UBND huyện đi kiểm tra phong trào ngày Chủ nhật sạch(16/04/2024 9:08 SA)

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Phạm Văn Thiết kiểm tra kết quả thực hiện phong trào...(16/04/2024 9:04 SA)

Hấp dẫn Hội thi an toàn giao thông tại trường mầm non Vân Am(15/04/2024 9:00 SA)

LĐLĐ huyện Ngọc Lặc chăm lo nâng cao đời sống cho đoàn viên, người lao động(14/04/2024 10:57 SA)

Tuyên truyền nâng cao nhận thức, khả năng tiếp cận pháp luật cho cán bộ, công chức và bà con Nhân...(11/04/2024 10:48 SA)

°