Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
349 người đã bình chọn
1866 người đang online

Nâng cao chất lượng nhân lực vùng dân tộc và miền núi Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh

Đăng ngày 04 - 01 - 2021
100%

Trong “Hội thảo Triển khai thực hiện Chương trình phát triển KT-XH, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh” được tổ chức sáng 22/12 tại tỉnh Thanh Hóa, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã đề cập tới 4 giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số và miền núi cho 3 địa phương này.

Thống kê của Bộ GD&ĐT, tại 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh, số thí sinh là người dân tộc trúng tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2019 thấp hơn mức trung bình chung của cả nước là 5,53%.

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, chất lượng nguồn nhân lực là rào cản rất lớn trong phát triển KT-XH, giảm nghèo bền vững đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cả nước, trong đó nhất là ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Theo thống kê, tỷ lệ trong độ tuổi lao động qua đào tạo ở vùng đồng bào dân tộc, miền núi 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đạt gần 18,3% (thấp hơn 4,8% so với tỷ lệ chung cả nước); nhân lực trình độ đại học đạt khoảng 8,3% (thấp hơn 1% so với tỷ lệ chung cả nước).

 “Để phát triển KT-XH, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giải pháp căn cơ và bền vững là phải phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực này”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói và đề cập tới 4 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số và miền núi cho 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Theo đó, trước hết, cần thực hiện hiệu quả chính sách “cử tuyển”. Theo Bộ trưởng, cử tuyển là cần thiết, song cần nâng cao hiệu quả của chính sách này, tránh gây lãng phí nguồn lực, ngân sách nhà nước và người học sau khi tốt nghiệp không bố trí được việc làm hoặc không làm được việc vì chất lượng kém.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh cần lựa chọn, giám sát chặt chẽ các đối tượng tham gia chính sách cử tuyển, đảm bảo thực sự cần thiết, xuất phát từ nhu cầu thiết thực của các huyện, xã, thôn/bản; chỉ nên thực hiện với con em vùng đồng bào dân tộc rất ít người và một số dân tộc có chất lượng nguồn nhân lực thấp, chưa có hoặc có rất ít người tham gia trong hệ thống chính trị của địa phương và phải gắn liền với việc bố trí công việc sau khi tốt nghiệp cho người học để tránh lãng phí.

“Những đối tượng cử tuyển cần phải đảm bảo chất lượng đầu vào của các cơ sở đào tạo, trường hợp chưa đủ chuẩn phải học dự bị đảm bảo chuẩn mới được đào tạo. Bộ GD&ĐT sẽ chỉ đạo các cơ sở đào tạo tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ nhưng không “du di” về chất lượng để thực hiện tốt chính sách này”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Giải pháp thứ hai là thông qua “đặt hàng” đào tạo và đào tạo lại nhân lực đang làm việc tại các huyện, xã, thôn bản của 3 tỉnh. Bộ trưởng cho hay, tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh hiện có 20 trường đại học và cao đẳng, 1 phân hiệu Trường đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa, với tổng số gần 200 ngành đào tạo, quy mô đào tạo gần 50 nghìn sinh viên, có thể đáp ứng tốt nhu cầu học đại học của con em đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi của 3 tỉnh này.

Giải pháp thứ ba, để “ươm tạo tài năng” và tạo nguồn chất lượng cho các cơ sở đào tạo trên địa bàn, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng các địa phương cần tiếp tục quan tâm hơn tới đầu tư phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú trên địa bàn. Đây không chỉ là cơ sở giáo dục đơn thuần, mà còn là mô hình giáo dục tập trung rất hiệu quả để thu hút, nuôi dưỡng, giáo dục và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho đồng bào dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số.

Giải pháp thứ tư, theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ là cần thúc đẩy các chương trình hợp tác giữa các trường, giữa các xã, huyện ở vùng thuận lợi và vùng khó khăn để hỗ trợ, giúp nhau cùng phát triển.

Bộ trưởng cho hay, trong điều kiện ngân sách cho phép, các tỉnh nên xem xét có chính sách học bổng hay hỗ trợ riêng đối với con em vùng đồng bào dân tộc, miền núi trong quá trình học tập. Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang triển khai chương trình “kết nối thiện nguyện”, qua đó tìm kiếm các nguồn lực để hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục và các em học sinh có điều kiện, hoàn cảnh khó khăn ở các tỉnh miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số.

Trước đó, chiều ngày 21/12, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã đến thăm và tặng 1 phòng học môn tiếng Anh trị giá hơn 300 triệu đồng cho Trường THCS Lê Đình Chinh, thị trấn Ngọc Lặc (Thanh Hóa).

<

Tin mới nhất

Lễ kết nghĩa giữa Chi đoàn Cơ quan chính quyền huyện với Đoàn xã Vân Am (26/03/2024 9:43 SA)

Huyện Ngọc Lặc, tham gia Liên hoan văn nghệ dân gian - Phiên chợ vùng cao năm 2024, dành nhiều...(25/03/2024 9:32 SA)

Huyện đoàn Ngọc Lặc tổ chức Hội thao cầu lông, bóng bàn thanh niên mở rộng năm 2024(23/03/2024 9:14 SA)

Trường THCS Kiên Thọ chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục(18/03/2024 9:30 SA)

Xã Ngọc Sơn tổ chức Lễ phát động toàn dân luyện tập thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại gắn với...(18/03/2024 9:26 SA)

Tuyên truyền, thực hành, trải nghiệm PCCC và CNCH tại Trường Mầm non thị trấn Ngọc Lặc(15/03/2024 9:07 SA)

Ngọc Lặc nỗ lực xây dựng trường đạt chuẩn trong chiến lược phát triển giáo dục(13/03/2024 4:46 CH)

UBND xã Đồng Thịnh tổ chức Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2024(13/03/2024 4:17 CH)

°