Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
349 người đã bình chọn
2575 người đang online

Vợ chồng nông dân vượt khó, nuôi 5 con học thành tài

Đăng ngày 02 - 08 - 2022
100%

Do thời buổi bao cấp, nghèo khó không có điều kiện học hành nhiều, vợ chồng ông Phạm Văn Bồng (Sinh năm 1959), bà Lê Thị Thử (Sinh năm 1963), ở thôn Thọ Phú, xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, sau này đã quyết chí nuôi 5 con của mình ăn học thành tài.

Gia đình ông Bồng, bà Thử được cả người dân xã Kiên Thọ nói riêng và huyện Ngọc Lặc nói chung biết đến bởi tấm gương điển hình về giáo dục. Gia đình ông có 5 người con đều học đại học, ra trường có công việc ổn định, trưởng thành. Nhà ông bà cuối thôn Thọ Phú, xã Kiên Thọ. Khi chúng tôi đến, ông đang thảnh thơi ngắm hoa và chăm sóc cây cảnh cùng những sở thích tuổi già.

Hỏi chuyện vượt khó, ông Bồng trầm ngâm kể lại: “Vợ chồng tui lấy nhau năm 1983, một năm sau thì sinh con, rồi lần lượt cứ 3 năm một 4 đứa nữa ra đời, khó khăn không thể nói hết. Hàng ngày, tui thức dậy lúc 3h sáng để đi cày, làm thợ, đánh cá… đến chiều tối mới về; vợ thì ở nhà vừa chăm con vừa làm nông nghiệp. Để có tiền nuôi con và trang trải cuộc sống, vợ chồng tôi ngoài trồng 4 sào lúa còn trồng hơn 1ha mía, trồng ngô và nuôi thêm con gà, con lợn. Rồi trồng 40 gốc nhãn Hưng Yên. Trồng xoan bán. Mỗi thứ một tý để thêm thu nhập. Chúng tôi trải qua nhiều nghề mưu sinh rất vất vả. Nhưng vì khát khao cuộc sống sau này của các con sẽ không phải lam lũ, khổ cực như đời ba mẹ chúng, nên hai vợ chồng luôn động viên nhau cố gắng”.

Ông Bồng kể thêm: “Cực lắm, nhưng không muốn đời các con làm lũ cơ cực giống mình nên vợ chồng tôi dù khó khăn cũng không để đứa nào bỏ học giữa chừng. Khi các con đi học, tối nào ông cũng ngồi bên, chia sẻ với con về nỗi khao khát học hành của mình. Đặc biệt, khi các con vào cấp 3, ông vẫn hàng đêm tỉ tê tâm sự, “thổi” vào chúng tinh thần và sự khát vọng học tập. Nhờ đó, con cái đứa nào cũng thấu hiểu lòng cha mẹ, chăm ngoan, học giỏi”.

Ông Bồng tâm sự: “Những năm trước đây, vợ chồng tôi quá cực khổ, phải vượt lên những khó khăn về vật chất, tinh thần để làm điểm tựa cho các con. Vợ chồng phải bươn chải vất vả đủ bề để gia đình có cuộc sống ổn định, thấy con cái học hành giỏi, vợ chồng tôi đã không quản khổ cực, tất cả đều vun đắp cho việc học tập của 5 con ... Các con tôi, như thấu hiểu nỗi lòng của ba mẹ, nên các cháu đều hết sức chăm học và đã đạt được những thành quả không phải riêng vợ chồng tôi mà thầy, cô cũng như bà con, anh em, bạn bè đều tự hào về việc học tập của hai con tôi. Cho đến bây giờ, vợ chồng tôi rất vui mừng, sung sướng cùng với niềm tự hào có được các con học giỏi như vậy. Tôi mong rằng, sau này các con tôi sẽ trở thành những người hữu ích đóng góp cho xã hội với khả năng những gì đã học được ...”

Lần lượt con gái đầu Phạm Thị Chuông, sinh năm 1984 đỗ vào trường Học viện Hanh Chính rồi đến con trai thứ 2 Phạm Văn Đồng (1987) đỗ Đại học Công nghiệp Hà Nội đến con thứ 3 Phạm Thị Hương (1990) đậu Đại học Luật Hà Nội, con thứ 4 Phạm Thị Huyên (1993) đỗ Đại học Tài chính và cậu út Phạm Văn Hanh (1995) đỗ đại học Phòng cháy chữa cháy. Có những lúc, gia đình ông phải nuôi cả 3 con đang học đại học nên hết sức khó khăn. Nhưng cũng nhờ có chính sách của nhà nước về cho vay đối với học sinh, sinh viên hộ nghèo nên suốt thời gian học đại học, các con của ông đã được vay vốn để có cơ hội học hành, ông nói với chúng tối: “gia đình tôi  nghèo lại đông con, vợ thì ốm từ khi sinh thằng út, có một mình tôi lo cho cả gia đình. Các con lần lượt lớn, học hết cấp 3, khi con báo đậu đại học mà nước mắt rơi bởi không biết lấy tiền đâu cho con đi học. Đang lo con phải bỏ học thì gia đình tôi được vay vốn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo nghị định 78 của Chính phủ. Vốn vay này chính là nguồn sáng cũng là tia hy vọng của gia đình tôi. Lần lượt từ năm 2009 đến 2019, 5 người con của tôi đều được vay vốn này để học và tốt nghiệp Đại học, rồi ra trường, có công việc ổn định, trưởng thành.”

Giờ đây, khi các con đã phương trưởng, có cuộc sống ổn định không còn cảnh cơ cực như bố mẹ nữa, mỗi khi có thời gian rảnh, vợ chồng ông lại ngồi đem giấy khen của các con ra xem lại để mà hãnh diện, để mà nhớ về những kỷ niệm thời khó khăn của ý chí và nghị lực. Có những người học hành đỗ đạt không chỉ là niềm tự hào, sự động viên lớn cho gia đình, dòng họ, mà còn là sự khích lệ lớn cho các lớp trẻ tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học của lớp anh chị đi trước.

<

Tin mới nhất

Ngọc Lặc tăng cường đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn(24/03/2024 9:23 SA)

Phụ nữ Ngọc Lặc tích cực, chủ động chuyển đổi số(24/03/2024 9:21 SA)

UBND huyện họp thường kỳ tháng 3 đánh giá tình hình kinh tế - xã hội quý I; nhiệm vụ trọng tâm...(23/03/2024 9:11 SA)

Bí thư Huyện ủy Ngọc Lặc Phạm Tiến Dũng: Năm 2024 cả hệ thống chính trị phải “Quyết tâm cao, nổ...(22/03/2024 9:07 SA)

Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng NTM tỉnh làm việc với BCĐ các Chương trình mục tiêu...(22/03/2024 8:59 SA)

Huyện Ngọc Lặc: Công bố Quyết định xã Phùng Giáo đạt chuẩn NTM năm 2023(22/03/2024 8:50 SA)

Hội nghị tập huấn, đào tạo nâng cao kiến thức về QLRBV cho nhóm hộ FSC tại huyện...(20/03/2024 8:41 SA)

Ngọc Lặc: Xây dựng chính quyền thân thiện vì Nhân dân phục vụ(20/03/2024 9:30 SA)

°