Khoai mán vàng góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào thiểu số Ngọc Lặc

Trong những năm qua cây Khoai mán vàng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào các dân tộc ở Ngọc Lặc. Góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng tăng giá trị sản xuất cho người dân.

Thực hiện chương trình mục tiêu xoá đói giảm nghèo và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, đầu tư thâm canh tăng năng suất trên một đơn vị diện tích. Đầu năm 2018 xã Thạch Lập đã liên kết với trường Đại học Hồng Đức khôi phục lại giống khoai Mán vàng, là loại khoai có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm đặc trưng.

Mô hình được thực hiện trên 1ha, bố trí trồng tại làng Lương Thuận được trường Đại Học Hồng Đức hỗ trợ một phần giống, hướng dẫn kỷ thuật trồng, chăm sóc theo tiêu chuẩn Vietgap

Mặc dù thời tiết ở giai đoạn cây phát triển nắng nóng kéo dài cây bị ảnh hưởng, nhưng năng suất đạt vẫn đạt mức 20 tấn/ ha và đã thu về 300 triệu đồng. Theo bà con nơi đây cho biết trồng khoai mán giá trị kinh tế gấp 3,2 lần so với trồng 2 vụ lúa.

Hiện nay cây Khoai Mán Vàng đã được nhân dân trồng rãi rác ở các làng với diện tích 6 ha. Đây là loại cây cho củ, phù hợp trồng trên đất xã vùng cao Thạch Lập và cho giá trị thu nhập cao, theo đó năm 2019 địa phương đang mở rộng diện tích lên 10 ha và xác định đây là loại cây trồng để phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã.

Thạch Lập thực hiện Xây dựng thương hiệu sản phẩm, có bao bì, suất sứ hàng hóa, sản phẩm đặc trưng, thương hiệu nhãn mác, trong các năm tới và để đạt được kế hoạch này, vừa qua UBND xã Thạch Lập, Sở KH&CN -Trường Đại học Hồng Đức đã tổ chức Tập huấn kỹ thuật sản xuất và liên kết tiêu thụ nông sản đặc trưng, đặc sản Khoai mán vàng qua kênh phân phối hiện đại cho 50 hộ dân là người dân tộc thiểu số ở Ngọc Lặc./

Vân Long – Tiến Minh