Trong những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Ngọc Lặc đã kịp thời đưa nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước đến với hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, giúp họ đầu tư mở rộng sản xuất, chăn nuôi, phát huy hiệu quả nguồn vốn vay.
Từ nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) nhiều hộ dân trên địa bàn huyện đã có vốn để đầu tư, phát triển sản xuất, nhiều hộ gia đình từ nghèo khó giờ đã thoát nghèo, có đời sống khấm khá, họ đã dùng vốn vay để đầu tư trồng rừng, nuôi trồng thủy sản và gia súc, gia cầm, trồng cây ăn quả... mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước vươn lên làm giàu góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới.
Trong 9 tháng đầu năm 2019, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương các xã, thị trấn tổ chức giải ngân cho vay đúng đối tượng, quản lý chặt chẽ, hiệu quả nguồn vốn. Tính đến 30/9/2019, toàn huyện có 16.757 hộ đang sử dụng vốn, với tổng số vốn là trên 424 tỷ đồng. Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2019, doanh số cho vay đạt 98 tỷ đồng cho 2.674 lượt hộ gia đình được vay vốn mới, tập trung vào các chương trình như: cho vay hỗ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn và một số chương trình khác. Công tác phối hợp giữa Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện với chính quyền địa phương và các hội, đoàn thể nhận ủy thác ngày càng chặt chẽ đã góp phần cùng địa phương thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu chung, tạo nhiều việc làm mới, nâng cao nhận thức của người dân trong việc phấn đấu vươn lên phát triển kinh tế, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Đồng chí Ninh Quang Dũng, Phó giám đốc ngân hàng chính sách xã hội huyện Ngọc Lặc cho biết thêm: âm thanh.
Qua kiểm tra của Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội làm ủy thác, hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, vật tư đảm bảo của các hộ vay vốn ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ. Đại đa số các hộ vay vốn chương trình hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn đều sử dụng vào mục đích để chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây ăn quả, mua giống, phân bón, kinh doanh dịch vụ.
 |
Hàng năm nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã góp phần làm tăng tổng số lượng đàn trâu bò của huyện, mở rộng diện tích đất trồng rừng của hộ gia đình, tăng số lượng các dịch vụ kinh doanh buôn bán nhỏ. Chính sách cho vay xuất khẩu lao động đã tạo điều kiện thuận lợi giúp nhiều lao động địa phương có cơ hội nâng cao tay nghề, trình độ, tìm được công việc và có thu nhập ổn định. Chương trình cho vay học sinh sinh viên nghèo giúp nhiều học sinh có cơ hội tiếp tục học tập. Ngoài ra, chương trình cho vay xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã giúp cho nhiều hộ gia đình có cơ hội tiếp cận và sử dụng nguồn nước sạch, công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống.
Đặc biệt, từ nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội, phong trào phát triển sản xuất của hộ gia đình không ngừng lan rộng. Nhờ đó, nhiều hộ ở vùng sâu, vùng xa không chỉ thoát nghèo mà còn trở thành những tấm gương làm kinh tế giỏi với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Tiêu biểu như mô hình trồng cây có múi của hộ Bùi Văn Phương, xã Thạch Lập. Nhờ nguồn vốn vay của ngân hàng, gia đình anh đã đầu tư phát triển kinh tế nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Anh chia sẻ: Âm thanh
Do tích cực lao động sản xuất cùng với được vay vốn sản xuất kinh doanh mà hộ anh Bùi Văn Tiển, xã Thạch Lập đã đầu tư nuôi gà, trồng cây ăn quả cho nên những năm gần đây, đời sống gia đình được nâng lên rõ rệt. Anh Tiển nói: âm thanh.
Ngoài ra, từ nguồn vốn thuộc Ngân hàng CSXH huyện, các hộ dân tập trung mua trâu bò, làm nhà, xây công trình nước sạch phục vụ đời sống, một số hộ có tiền cho con theo học đại học. Đến nay huyện có 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Điều quan trọng hơn là đồng bào các dân tộc đã chuyển hướng xóa nghèo, không ỷ lại trông chờ vào Nhà nước, đã biết sử dụng đồng vốn vay ngân hàng hiệu quả.
Có thể nói, từ việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi, sự nỗ lực vượt khó, mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới phương thức trồng trọt, chăn nuôi, đưa các cây, con giống mới cho năng suất, chất lượng cao vào gieo trồng của bà con, đến nay, huyện Ngọc Lặc đã đạt được những kết quả đáng mừng trong công tác giảm nghèo và trong đó có phần không nhỏ của ngân hàng CSXH huyện đang góp phần tích cực làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi, là chỗ dựa vững chắc cho các hộ nghèo vươn lên làm giàu.