Hội thảo mô hình trồng khảo nghiệm giống Sắn mới HN5 tại xã Nguyệt Ấn
Sáng ngày 21/11/2023, Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Thanh Hoá phối hợp với UBND huyện Ngọc Lặc tổ chức Hội nghị đầu bờ đánh giá hiệu quả mô hình trình diễn trồng giống sắn kháng bệnh khảm lá vi rút hại sắn HN5 tại xã Nguyệt Ấn. Tham dự buổi Hội nghị có ông Nguyễn Đình Sơn - Phó Cục trưởng Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thanh Hoá; đại diện lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện; Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện; Lãnh đạo xã Nguyệt Ấn; Hội Nông dân các xã, thị trấn và hộ dân tham gia mô hình.
Page Content

Theo Kế Hoạch số 180/KH-UBND ngày 28/7/2021 về việc phòng, chống bệnh khảm lá virus hại sắn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021- 2025; Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, Chi cục Trồng trọt và BVTV đã giao Ngọc Lặc xây dựng mô hình “Trồng giống sắn mới HN5 có khả năng kháng bệnh Khảm KDTV nội địa phối hợp Trung tâm DVNN, UBND xã Nguyệt Ấn huyện Ngọc lá sắn” tại xã Nguyệt Ấn với quy mô: 1,0 ha.
Trong quá trình thực hiện, cán bộ kỹ thuật của Chi cục Trồng trọt và BVTV, Trung Tâm DVNN huyện thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo, điều hành bón phân, chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật cho người sản xuất, đồng thời theo dõi, ghi chép tiến độ sinh trưởng phát triển của cây trồng.

Qua quá trình kiểm tra, theo dõi và đến thời điểm hiện tại ruộng sắn kháng sau: Tỷ lệ nảy mầm 80-85%, cây cứng khỏe, chiều cao trung bình 2-2,2 m, thân lá hoàn toàn với bệnh khảm lá sắn và có các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển như phát triển tốt, giống có phân cành cấn 1 chiều cao phân cành dao động 90 cm-1m; số củ trên hom dao động 13-15 củ, củ dài. Ước năng suất đạt khoảng 30-35 tấn/ha. Hiệu quả kinh tế mô hình: Trọng lượng củ trung bình/cây sắn >3kg, mật độ trung bình 10.000-12.000 cây/ha tương đương 30 tấn/ha. Với giá thu mua hiện tại khoảng 2,500đ/1kg thì số tiền thu đc là: 30 x 2.500 = 75 triệu/ha. Trừ chi phí cho 1,0 ha thì lợi nhuận khoảng 45-50 triệu đồng/ha cao hơn so với trồng giống sắn địa phương (KM140, KM94) khoảng 15-20 triệu đồng/ha.

Mô hình “trồng giống sắn kháng bệnh khảm lá virus hại sắn” giúp bà con nông dân có thêm kỹ năng kinh nghiệm trong sản xuất, nâng cao năng suất, tăng chất lượng cây sắn, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, tăng thêm thu nhập cho người nông dân, góp phần giúp các địa phương về công tác phòng chống bệnh khảm lá virus hại sắn, ngoài ra còn giúp bà con nâng cao ý thức trong sản xuất, tạo quan hệ thân thiết giữa nông dân với nông dân, nông dân với chính quyền địa phương, nông dân với các ngành chuyên môn, nông dân với doanh nghiệp. Giúp nông dân nhận thức về trồng sắn an toàn, hiệu quả; không lạm dụng phân bón hóa học; không sử dụng thuốc BVTV định kỳ, tùy tiện và chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết, phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng để bảo vệ bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, hướng đến nền nông nghiệp xanh.
Liên Huyền - Văn Phan